4 Sai lầm khiến kinh doanh Spa thất bại
Sai lầm nghiêm trọng khiến kinh doanh spa thất bại. Mặc dù lợi nhuận và tiềm năng ngành spa luôn được đánh giá là rất cao.
Theo thống kê mỗi năm có hàng trăm spa mới mở lẫn spa hoạt động lâu năm tại Việt Nam phải đóng cửa. Mặc dù lợi nhuận và tiềm năng ngành spa luôn được đánh giá rất cao. Một trong những lí do chính là vì các chủ spa mắc phải những sai lầm dưới đây khi kinh doanh.
1. Nguyên nhân thứ nhất là do không nắm được nhu cầu của thị trường
Theo ngiên cứu số đông thì lĩnh vực kinh doanh spa những năm gần đây có những vấn đề bất cập. Phần lớn những chủ đầu tư kinh doanh spa đều là những người tay ngang. Không thực sự được rèn dũa nhu cầu chuyên môn. Họ tự quản lý spa của mình và làm tất cả mọi việc, mọi vị trí.
Họ là những doanh nhân không am hiểu về ngành spa. Chính vì sự “khiếm khuyết” về kiến thức, kinh nghiệm thực tế đó mà phần lớn chủ đầu tư thường mắc sai lầm nghiêm trọng này. Họ không xác định được thị trường đang thiếu cái gì, khách hàng cần gì, nên kinh doanh theo hướng nào…
2. Không gian spa, nội thất thiếu chuyên nghiệp
Không gian, nội thất của spa khi bước đầu mới kinh doanh cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Thường các chủ spa lại rập khuôn theo mô hình nội thất cũ, quen thuộc, không có sự đột phá riêng biệt. Lựa chọn không gian xây dựng chưa hợp lý với kiểu mô hình spa muốn phát triển.
Nguyên nhân đó là do các chủ spa chưa thực sự đầu tư, chưa nghiên cứu và lựa chọn đơn vị xây dựng spa uy tín. Hoặc lựa chọn về nhà thiết kế, setup không chuyên nghiệp. Dẫn đến tình trạng tạo dựng một spa theo lối mòn cũ, nhàn nhạt và không thực sự thu hút.
3. Spa xem nhẹ yếu tố con người
Trong kinh doanh spa hay bất cứ ngành nghề nào thì yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định. Đội ngũ nhân sự phải được chỉnh chu và có sự chọn lọc tốt nhất. Ở đây chúng ta thường thấy có rất nhiều spa thất bại bởi vì còn xem nhẹ yếu tố con người. Nhân viên giỏi chưa thwucj sự được tuyển dụng. Các kỹ thuật viên tại spa lại không có tay nghề chuyên môn cao. Nhân lực còn thiếu sót nhiều vị trí then chốt và quan trọng. Bỏ qua nhiều vị trí cần thiết, hoặc đẩy đùng cho nhân viên ôm một lúc nhiều công việc.
Các chủ spa chưa năm được một đội ngũ nhân sự chuẩn cho spa cần những vị trí nào và những vị trí đó có mối liên kết ra làm sao. Chuyên viên chăm sóc da, chuyên viên massage body, chuyên viên massage foot, Lễ tân có khả năng tư vấn trị liệu, bán hàng….
Bên cạnh một đội ngũ nhân sự vững mạnh và muốn duy trì hệ thống hoạt động trơn tru thì cần phải cpos vai trò của người quản lý. Người quản lý là người đứng ra sắp xếp và điểu hành mọi việc. Hệ thống có làm việc tốt không, kế hoạch được xây dựng như thế nào. Tất cả phụ thuộc vào người quản lý giỏi. Biết cách vận hành tốt đội nhóm.
4. Marketing chưa được chú trọng và đầu tư
Kinh doanh spa ở thời đại 4.0 thì các chủ spa cần phải biết chú trọng vào mảng nhân sự nào. Một spa kinh doanh trong thời buổi này nếu không đầu tư về nhân sự marketing. Xem nhẹ dịch vụ marketing. Làm cho có làm chứ thực sự chưa được đầu tư và chú trọng. Có rất nhiều trường hợp chỉ thuê một nhân viên marketing để làm đủ mọi việc. Dẫn đến tình trạng không chuyên, làm nhưng chưa ra việc. Mảng nào cũng nhàn nhạt, không có sự độc đáo chuyên nghiệp. Dễ dẫn đến xu hướng làm mất hình ảnh, thương hiệu của spa đó.
Chính vì lẽ đó, khi xây dựng một spa ngay từ đầu các chủ spa phải có sự đầu tư nghiêm túc và thăm khám tình hình thị trường. Bắt kịp với những nhu cầu thiết yếu và thực tế nhất. Cần xây dựng một nền tảng vững chắc ngay ban đầu để không phải vấp ngã những rủi ro dẫn đến thất bại trong kinh doanh spa.
[ad]